Phân biệt giày bảo hộ lao động theo tính năng và chủng loại

Theo một thống kê gần đây có khoảng 80% dân số trưởng thành từng có vấn đề liên quan đến bàn chân như bị chấn thương, đau nhức, sưng, nhiễm nấm, tê cứng… Phần lớn những sự cố ấy xuất phát từ việc thiếu thận trọng hay bảo vệ đôi chân không đúng cách khi làm việc. Bàn chân của người lao động tiếp xúc với nhiều mối nguy hiểm tại nơi làm việc như: Vật thể rơi hay lăn trúng chân, điện giật, vật sắc nhọn, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, hóa chất, vi khuẩn, bề mặt trơn trượt dễ té ngã hoặc hiện tượng Ergonomic do đứng quá lâu, tư thế làm việc không phù hợp…. Vậy việc cần thiết là trang bị giày bảo hộ thích hợp với các bước như lựa chọn giày, thực hiện đi thử, hình thành thói quen đi giày bảo hộ thường xuyên kết hợp với bảo quản giày phù hợp và kiểm tra giày thường xuyên để phát huy tối đa chức năng của giày, giúp bạn chống lại mọi loại thương tổn có thể xảy đến với bàn chân của bạn.