Phân biệt giày bảo hộ lao động theo tính năng và chủng loại
Theo một thống kê gần đây có khoảng 80% dân số trưởng thành từng có vấn đề liên quan đến bàn chân như bị chấn thương, đau nhức, sưng, nhiễm nấm, tê cứng… Phần lớn những sự cố ấy xuất phát từ việc thiếu thận trọng hay bảo vệ đôi chân không đúng cách khi làm việc. Bàn chân của người lao động tiếp xúc với nhiều mối nguy hiểm tại nơi làm việc như: Vật thể rơi hay lăn trúng chân, điện giật, vật sắc nhọn, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, hóa chất, vi khuẩn, bề mặt trơn trượt dễ té ngã hoặc hiện tượng Ergonomic do đứng quá lâu, tư thế làm việc không phù hợp…. Vậy việc cần thiết là trang bị giày bảo hộ thích hợp với các bước như lựa chọn giày, thực hiện đi thử, hình thành thói quen đi giày bảo hộ thường xuyên kết hợp với bảo quản giày phù hợp và kiểm tra giày thường xuyên để phát huy tối đa chức năng của giày, giúp bạn chống lại mọi loại thương tổn có thể xảy đến với bàn chân của bạn.
Nếu ai đã từng tìm hiểu và sử dụng những sản phẩm bảo hộ lao động thì có lẽ đều biết sự đa dạng của giày bảo hộ lao động về cả kiểu dáng, mẫu mã và cách sử dụng. Như vậy cũng đủ hiểu tầm quan trọng của giày bảo hộ lao động là cấp thiết như thế nào. Dù đang làm việc trong bất kể lĩnh vực nào thì giày bảo hộ lao động luôn là 1 sản phẩm đáng quan tâm và chú ý. Với mỗi công việc khác nhau chúng ta lại cần những tính năng khác nhau. Nhưng về cơ bản giày bảo hộ được dùng để bảo vệ đôi chân của chúng ta trước những tác động của môi trường làm việc, có thể chỉ là tác động va đập nhưng cũng có thể là nước, chất bẩn, hoá chất, axit, điện thế …
Ngày nay khi kinh tế phát triển đi đôi với hiện đại hóa của các ngành nghề, công cụ lao động bảo hộ của các ngành nghề cũng rất khác nhau và đa dạng chủng loại để phù hợp với từng ngành nghề. Giày bảo hộ lao đông cũng theo xu hướng trên rất nhiều mẫu mã phù hợp với từng công việc, tình hình trên thế giới cũng có sự phân hóa mạnh về tính năng, mẫu mã và chất liệu.
Bạn có thể muốn xem: Những giá trị mà đồng phục công nhân mang lại cho người sử dụng?
Giày bảo hộ công nhân
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều loại giày bảo hộ của rất nhiều hãng khác nhau với sự đa dạng về mẫu mã, màu sắc, giá cả và tính năng Việc phân biệt giày bảo hộ lao động theo chất liệu là rất khó bởi sự đa dạng cao trong chất liệu dùng để sản xuất chúng. Nhưng phổ biến nhất vẫn được sử dụng từ chất liệu nhựa, da, cao su và kết hợp giữa các chất liệu này để phù hợp với mục đích sử dụng. Nếu cần 1 đôi giày chống thấm nước hoặc sử dụng trong mùa mưa chắc chắn phải được làm từ chất liệu nhựa hoặc cao su.
Phân loại giày theo tính năng sử dụng trong lao động thì có giày bảo hộ chống đâm xuyên; chống va đập mũi bàn chân; chống trơn trượt chống bào mòn; chống tĩnh điện, chống điện áp; giày bảo hộ chịu nhiệt; giày bảo hộ cổ cao chống dầu hoặc axit và giày bảo hộ chống sóc giúp giảm áp lực lên gót chân và xương sống.
Có rất nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm giày bảo hộ lao động, có cả giày bảo hộ cổ cao, cổ thấp với rất nhiều tính năng và đa dạng về chất liệu cũng như giá cả. Nhưng chúng ta nên chọn những sản phẩm có chất liệu tốt, không tác động đến da, đặc biệt là những môi trường tiếp xúc trực tiếp với hoá chất độc hại và điện thì càng cần phải lựa chọn kỹ. Bởi chỉ cần sơ sảy là hậu quả sẽ rất khó lường.
Giày bảo hộ lao động cao cấp chủ yếu có xuất xứ từ những thương hiệu lâu năm, uy tín, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Giá giày bảo hộ lao động giao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu tùy vào yếu tố của người dùng cần cho môi trường làm việc nào. Cho dù là tiêu chuẩn nào thì những yếu tố cơ bản của một đôi giày bảo hộ lao đông cũng đều có đầy đủ những yếu tố như sau để bạn cản cứ vào đó mà chọn lựa cho đúng. Mẫu mã đẹp - bắt mắt , date mới nhất, luôn luôn có mẫu mới , giá bán phải chăng nhất.
Bài viết liên quan:
1. Mẹo tẩy vết bẩn cứng đầu trên quần áo công nhân của bạn?
2. Lựa chọn quần áo công nhân bảo hộ đạt chuẩn cho người lao động trong năm 2017?