• Thông tin liên hệ
    CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG DƯƠNG CHÂU
    Số 30 Đường T4B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
      Trụ sở chính: số 29, Đường T4B, phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
    (028) 6271 3988
    sieuthibaoho@gmail.com
  • Tư vấn sản phẩm

    sale 1:
    0906.692.510

    sale 2:
    0909.286.620

    sale 3:
    0905.325.998

    sale 4:
    0164.8349.600

Giày bảo hộ lao động là một trang bị bảo hộ đã không còn xa lạ đối hầu hết người lao động. Nhiều người lao động đang sử dụng giày bảo hộ khi đi làm hằng ngày. Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng lớn người công nhân vẫn chưa biết gì về cấu tạo của sản phẩm bảo hộ này. Nhằm cung cấp cho người lao động những kiến thức cơ bản về trang bị bảo hộ mà họ đang dùng, Bảo hộ lao động Dương Châu xin giới thiệu sơ qua cấu tạo và công dụng của một đôi giày bảo hộ lao động.

 

Một đôi giày bảo hộ lao động cũng có cấu tạo tương tự như một đôi giày bình thường. Nhưng cấu tạo giày bảo hộ được tính toán và thiết kế tinh vi để bao gói được nhiều chức năng bảo hộ trong một sản phẩm, chất liệu và kiểu dáng thì được thiết kế để phù hợp cho môi trường làm việc nguy hiểm nơi bàn chân thường dễ bị tổn thương. Giày bảo hộ được thiết kế, chế tạo chỉ để nhằm cho mục đích cơ bản nhất đó là chống các tác nhân có thể gây hại cho đôi chân.

  1.       Mặt ngoài bên trên của giày: Ngoài một số loại da, các dạng vải sợi và vật liệu tổng hợp cũng được sử dụng với các tính năng khác nhau về độ thông thoáng, tính chống trơn trượt, tính thấm nước, trọng lượng, giá cả, nguy cơ gây dị ứng, tính dẫn nhiệt, khả năng chống cháy và khả năng làm sạch.
  2.       Đế giày: Là phần tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của môi trường lao động. Chất liệu cấu tạo: được làm chủ yếu từ cao su để tăng tính ma sát và làm giảm sự mài mòn. Đế giày thường được thiết kế với các rãnh sâu và gai nhọn để tăng lực ma sát, tăng độ bám, chống trơn trượt, chống đinh và vật nhọn. Đế giày giúp phân tán và làm giảm các lực tác động vật lý lên bàn chân. Đế giày được khâu chặt chẽ với mũ giày để chống nước tốt. Tùy theo môi trường làm việc mà đế giày được làm từ các loại vật liệu chuyên biệt để chống hóa chất, chống tĩnh điện,…
  3.       Mũi giày: là phần tiếp giáp mũi giày, lưỡi gà và trải dài sang hai bên má giày, thực hiện chức năng bao bọc và bảo vệ các ngón chân. Một tổn thương khá phổ biến nữa là các ngón chân dễ bị dập chẳng may bị các vật nặng rơi trúng hoặc lăn đè lên. Để bảo vệ các ngón chân giày bảo hộ có thêm phần pho mũi an toàn giống như một mái nhà bảo vệ cho ngón chân của người đi khỏi bị va đập và sức nén
  4.       Gót giày: giúp bảo vệ mắt cá chân
  5.       Lót chống đâm xuyên: là thành phần rất quan trọng, nằm giữa đế giày và lớp lót mặt giày. Các sản phẩm giày bảo hộ lao động đều có lớp lót chống đâm xuyên, thường được làm từ thép hoặc composite. Chức năng chống các vật sắc nhọn đâm xuyên giày, bảo vệ an toàn  cho bàn chân.
  6.       Lót mặt giày nằm ở phía bên trong giày, bảo vệ bàn chân không bị thương tổn khi tiếp xúc với đế giày, giúp giữ thăng bằng, hút ẩm ,…
  7.       Cổ giày: là miếng đệm vòng quanh cổ chân, phần  ôm sát cổ chân, được làm từ vải sợi tổng hợp hoặc mút giữ nhiệt. Bảo vệ chân, tránh gây tổn thương cho da, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.
  8.       Dây giày đàn hồi có thể nhanh chóng và dễ dàng ôm chặt chân, cung cấp sự linh hoạt hơn, hạn chế rủi ro bàn chân sưng tấy khi bị quá chặt và áp lực cao. Ngoài ra các loại dây giày truyền thống vẫn được sử dụng trong giày bảo hộ lao động.

            Hàng năm thông qua các thống kê về tai nạn lao động thì có hàng ngàn công nhân bị chấn thương ở bàn chân trong quá trình làm việc do không sử dụng giày bảo hộ hoặc do sử dụng không đúng loại giày, hoặc loại giày không đảm bảo chất lượng. Cũng dễ hiểu bởi thị trường