• Thông tin liên hệ
    CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG DƯƠNG CHÂU
    Số 30 Đường T4B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
      Trụ sở chính: số 29, Đường T4B, phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
    (028) 6271 3988
    sieuthibaoho@gmail.com
  • Tư vấn sản phẩm

    sale 1:
    0906.692.510

    sale 2:
    0909.286.620

    sale 3:
    0905.325.998

    sale 4:
    0164.8349.600

BẢNG HƯỚNG DẪN VIỆC VẬN DỤNG BẢN TIÊU CHUẨN TRANG BỊ TRONG KHI QUY ĐỊNH CỤ THỂ CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHÒNG HỘ CHO TỪNG CÔNG VIỆC CỦA TỪNG NGÀNH

Để việc áp dụng chế độ trang bị phòng hộ được thống nhất, tránh sự chồng chéo giữa ngành này với ngành khác đối với những công việc phổ biến, Bộ Lao động hướng dẫn việc vận dụng bản tiêu chuẩn trang bị này như sau:

 

1. Đây là bản tiêu chuẩn chung, nêu rõ tiêu chuẩn sử dụng của từng loại trang bị phòng hộ trong những điều kiện làm việc hoặc tính chất công tác nhất định, có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mệnh của công nhân, viên chức khi làm việc. Cố nhiên những điều kiện và tính chất đó, cũng chỉ nêu được những nét điển hình, phổ biến, chứ không thể nêu chi tiết được. Vì vậy khi vận dụng phải xuất phát từ thực tế, rồi dựa vào tiêu chuẩn chung mà cân nhắc, phân tích kỹ, để việc quy định trang bị được sát và hợp lý.

Cụ thể nên làm theo trình tự sau đây:

a) Nghiên cứu kỹ những nguyên tắc chung về trang bị phòng hộ (các điểm a, b, c, trong mục II của thông tư) và bản quy định tiêu chuẩn trang bị phòng hộ.

b) Căn cứ vào những nguyên tắc và tiêu chuẩn chung ấy, đối chiếu với công việc hiện có trong từng xí nghiệp hay từng ngành mà liệt kê những công việc cần được trang bị phòng hộ, ghi vào cột 2 của mẫu gửi kèm.

c) Căn cứ vào điều kiện làm việc và tính chất của những công việc đó ghi vào cột 3 của bản mẫu gửi kèm.

d) Căn cứ vào tiêu chuẩn đã quy định xét xem những điều kiện làm việc ấy cần được trang bị loại dụng cụ  phòng hộ gì ghi vào cột 4 của bản mẫu gửi kèm.

e) Căn cứ vào tính chất công việc và phẩm chất mỗi loại trang bị  mà quy định thời hạn sử dụng, ghi vào cột 5 của bản mẫu gửi kèm.

g) Đưa ra hội nghị đại biểu của các đơn vị cơ sở tham gia ý kiến, chỉnh lý lại rồi trình duyệt.

Có thể bạn muốn xem: Những mẫu đồng phục công nhân phổ biến hiện nay?

2. Mỗi Bộ, Tổng cục cần nghiên cứu quy định chế độ trang bị cho từng ngành như cơ khí, hóa chất, khai thác hầm lò và lộ thiên, dệt, giấy, xây dựng, in, v.v... nhưng có thể không quy định được hết, do đó đối với một số xí nghiệp có tính chất riêng biệt thì nên giao cho xí nghiệp nghiên cứu xây dựng.

Các bản quy định này phải được Tổng Công đoàn hoặc Công đoàn ngành dọc tham gia ý kiến và Bộ Lao động thỏa thuận (trả lời chính thức bằng công văn) trước khi ban hành.

3. Đối với những công việc cần có trang bị phòng hộ mà chưa quy định trong bản tiêu chuẩn này thì đơn vị vẫn ghi vào bản quy định cụ thể để trình duyệt, đồng thời báo cáo cho Bộ Lao động biết để bổ sung thêm.

4. Một số dụng cụ phương tiện cần thiết để làm việc hay dùng trong sinh hoạt (tuy ít nhiều có tính chất bảo đảm an toàn) lâu nay có nơi đã coi là trang bị phòng hộ, nay cần quy định riêng như: đèn pin, võng ngủ rừng, ba lô, cặp da công tác, bi đông đựng nước, túi đựng dụng cụ, v.v... không quy định vào trang bị phòng hộ

5. Những tiêu chuẩn để bảo vệ sức khỏe công nhân có tính chất cung cấp như: xà phòng để rửa chân tay sau khi làm việc, thuốc phòng lở loét đối với công nhân nông trường khi làm việc ở những ruộng nước bẩn, v.v... sẽ quy định riêng.

6. Trong hòan cảnh hiện nay, việc vận dụng tiêu chuẩn trang bị phòng hộ phải với tinh thần tiết kiệm chung nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của công tác. Ví dụ: một bộ phận công tác chỉ cần 2 ống tay mặc vào thì không cần quy định cấp phát áo làm việc, hoặc chỉ cần 10 cái bọc ngón tay thì không quy định cấp phát găng tay v.v...

 

BỘ……………….

Xí nghiệp………..

BẢN QUY ĐỊNH TRANG BỊ PHÒNG HỘ

 

 

Số thứ tự

CÔNG VIỆC CẦN TRANG BỊ

Điều kiện làm việc hoặc tính chất  công tác cần bảo đảm an toàn

ĐƯỢC TRANG BỊ

THỜI HẠN SỬ DỤNG

CHÚ THÍCH

 

Ví dụ:

- Nhiệt độ trong lò thường xuyên trên 1000 độ

- Nước kim loại bắn vào chân.

- Bụi tro, than bám vào người.

- Ánh sáng quá chói mắt

- Quần áo, mũ, vải bạt.

- Kính màu

- Ghệt vải bạt

- Khẩu trang

- Giầy da cao cổ

- Găng tay vải bạt

1năm

 

 

6 tháng

3 tháng

1 năm

3 tháng

 

 

 

 

Không thời hạn lúc nào hỏng thì sắm

1

Thợ nấu thép, gang, đồng

 

 

2

Thợ lắp ráp các loại máy.

- Dầu mỡ bẩn. Có khi phải leo trèo làm việc trên cao

- Quần áo mũ vải xanh

- Giầy da an toàn

- Giầy vải

1 năm

 

 

1 số để dùng chung khi cần làm trên cao khi nào hỏng thì sắm

3

Công nhân khảo sát địa chất, đo đạc bản đồ…

- Thường xuyên làm việc ngoài trời.

- Có khi qua lại những nơi rừng núi, gai góc, bùn lầy.

- Phải khiêng vác dụng cụ, vật liệu

- Áo mưa vải bạt

- Quần áo vải xanh

- Giầy vải đi rừng

 

 

- Giầy vải thường

 

 

- Ủng cao su

 

 

- Phao an toàn

 

 

 

- Giây thừng

3 năm

1 năm

 

6 tháng

 

 

6 tháng

 

 

1 năm

 

 

Không thời hạn

 

 

-

 

 

 

Dùng cho bộ phận làm việc miền rừng núi.

Dùng cho bộ phận làm việc miền đồng bằng.

Dùng cho bộ phận làm việc nơi đầm lầy.

Dùng cho trường hợp phải qua sông, qua suối sâu

Dùng cho trường hợp leo núi cao, xuống giếng sâu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Bài viết liên quan:

1. Những bất lợi của đồng phục công nhân chọn không đúng cách?

2. Mặc quần áo công nhân là chỉ để đối phó đúng hay sai?

3. May đồng phục công nhân cần lựa chọn những chất liệu vải nào là phù hợp?